Tin mới nhất
Danh mục tin tức
Mạng xã hội
Mạng xã hội
Facebook
Giải pháp và công nghệ

Silica gel và công dụng

Thứ tư,07/12/2016
2859 Lượt xem

Silica gel và công dụng

Silica gel là một loại hóa chất rất phổ biến trong đời sống. Silica gel thực chất là điôxit silic, ở dạng hạt cứng và xốp (có vô số khoang rỗng li ti trong hạt). Công thức hóa học đơn giản của nó là SiO2.nH2O (n<2), nó được sản xuất từ natri othosilicat (Na2SiO4) hoặc Silic TetraClorua (SiCl4).

Hiện nay Silica gel có vai trò rất quan trọng trong công nghệ hóa học từ đơn giản đến phức tạp. Silica gel được dùng rất nhiều làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ hóa dầu, lọc nước, hút ẩm.

Độ ẩm là kẻ thù của mọi sản phẩm công nghệ như máy quay phim, máy ảnh, ống kính... và vấn đề bảo quản là một yêu cầu thiết thực.

Silica gel được biết đến là chất hút ẩm dạng hạt, giúp bảo quản đồ gỗ, nông sản, dược phẩm, các thiết bị điện tử, bảo quản lương thực, thực phẩm và nhiều đồ dùng thiết yếu khác.

So với các vật liệu hút ẩm mạnh khác như H2SO4 đặc, P2O5… thì Silica gel hút ẩm kém hơn nhưng an toàn hơn. Các vật liệu khác thì có thể chảy rữa, tái sinh khó khăn hơn và giá thành cũng đắt hơn.


Vậy silical gel là gì?

Silica gel là dạng hạt, có cấu trúc rỗng được tổng hợp từ oxyt silic. Đó là chất rắn có lỗ xốp nhỏ, dạng cục hoặc viên hình cầu tuỳ thuộc phương pháp tạo hạt khi điều chế. Có loại trong suốt như thuỷ tinh, có loại đục. Độ xốp thay đổi trong giới hạn 20 - 60%, đường kính lỗ xốp khoảng 3 - 10 nm, bề mặt riêng 200 - 800 m2/g. Thường là khoảng 800m2/g. Có thể tưởng tượng một lượng Silica gel cỡ một thìa cà phê có diện tích tiếp xúc cỡ một sân bóng đá.

Hạt Silicagel có khả năng hút nước mạnh ngoài ra với đặc tính xốp còn được dùng làm chất mang xúc tác; chất hấp phụ (pha tĩnh) trong phân tích sắc kí. Tuy nhiên loại hạt Silica gel dùng để hút ẩm không phải là loại dùng làm chất nhồi trong cột sắc ký.

Silica gel là một chất vô cơ bền, không độc, bảo quản và vận chuyển dễ dàng.

Trong đời sống hàng ngày, người ta thường gặp Silica gel trong những gói nhỏ đặt trong lọ thuốc tây, trong gói thực phẩm, trong sản phẩm điện tử và có dòng chữ «do not eat».

Bình luận facebook